KINH NGHIỆM CHỌN MUA CĂN HỘ - P2


Tìm hiểu giá bán căn hộ chung cư.

Nếu bạn đang tìm mua một căn hộ đã qua sử dụng, bạn hãy lên mạng tìm hiểu thật kỹ về giá bán các căn hộ trong khu vực đó. Cách nhanh nhất là lên google tìm thông tin hoặc có thể truy cập vào những website mua bán nhà đất để tìm hiểu. Ngoài ra nếu đã tìm được môi giới tốt, bạn hãy đối chiếu những thông tin có được và hỏi ý kiến người môi giới đó xem giá bán đã hợp lý chưa ? Khi xác định được mục tiêu, bạn hãy đến khu vực gần căn hộ, vào một vài quán cafe hoặc hàng ăn nói chuyện với chủ quán. Qua câu chuyện chắc chắn bạn sẽ tìm hiểu được nhiều thông tin về căn hộ mình sẽ mua. Nhưng thông tin này rất quý giá để bạn xác định có nên mua hay không ?
Nếu bạn đang tìm mua một căn hộ mới, khi đã xác định được khu vực sẽ mua. Bạn hãy tìm hiểu xem trong bán kính 3 km hiện tại đang có những dự án nào, giá bán bao nhiêu, tiện ích tốt không … Nếu đã tìm được môi giới tốt hãy hỏi ý kiến của họ về căn hộ bạn đang quan tâm vì với con mắt của người trong nghề, họ sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cực kỳ hữu ích để bạn ra quyết định có nên mua hay không ?

Xem xét khả năng tài chính và phương thức thanh toán.

Khi đã xác định được căn hộ mục tiêu, chọn được căn hộ phù hợp. Bạn hãy tính toán thật kỹ khả năng tài chính của mình, thông thường tôi khuyên bạn nên viết ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:
– Hiện tại bạn có bao nhiêu tiền mặt (không nằm trong các kế hoạch khác) để mua căn hộ chung cư ?
– Số tiền bạn có thanh toán được khoảng bao nhiêu phần trăm căn hộ ?
– Nếu số tiền hiện có không đủ thanh toán, bạn sẽ dùng nguồn nào để trả nợ ?
– Số tiền lãi và tiền gốc bạn phải cho khoản vay bạn sẽ trả bằng cách nào ?
– Số tiền trả hàng tháng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của gia đình bạn không ?
– Bạn đã có phương án dự trù khi có rủi do xảy đến với người trụ cột trong gia đình bạn chưa ?
Nếu mua sẽ lên kế hoạch trả nợ thế nào cho hợp lý và phương án phòng ngừa trường hợp rủi do xảy ra với người trụ cột trong gia đình. Không ai muốn nói đến rủi do nhưng bạn phải tính, nếu không có phương án dự phòng rất có thể bạn sẽ chẳng hoàn thành được kế hoạch mà có khi còn mắc một món nợ lớn. Hãy đối diện với sự thật !

0 comments: